Header Ads

5 nội dung chính của công tác bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động.

Sức khỏe và an toàn tính mạng là những ưu tiên hàng đầu của con người khi thực hiện bất cứ một công việc nào. Trong lao động sản xuất, con người thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm rủi ro, các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe và tính mạng càng được nâng cao.

Bảo hộ lao động ra đời, là phương tiện và cách thức để ngăn ngừa, hạn chế tối đa những tác nhân không có lợi đến từ môi trường và điều kiện sản xuất, nghiên cứu những nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa. An toàn để sản xuất, an toàn đem lại niềm hạnh phúc cho người lao động và an toàn của người lao động không chỉ xuất phát từ chính bản thân mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp, các cấp các ngành từ địa phương đến trung ương, của chính phủ và nhà nước. Chính vì vậy, nhà nước đã đề ra một loạt các hệ thống chính sách, pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động nhằm bảo đảm quyền lợi thiết thực cho người lao động trong quá trình tham gia lao động sản xuất.



Thực hiện thông tư liên tịch số 14 giữa Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, kế hoạch bảo hộ lao động được thực hiện gồm 5 nội dung chính như sau.
  • Thứ nhất, các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.
  • Thứ hai, các biện pháp về kĩ thuật vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc.
  • Thứ ba, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm công việc nguy hiểm có hại.
  • Thứ tư, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.
  • Thứ năm, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động.

Trong đó, từng nội dung lại có những yêu cầu cụ thể riêng biệt và chi tiết như về các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ thì cần sửa chữa mua sắm, chế tạo các bộ phận, thiết bị, dụng cụ nhằm mục đích chắn, che, đóng, hãm, mở các thiết bị, các máy, các công trình, bộ phận, khu vực nguy hiểm có nguy cơ gây sự cố tai nạn lao động; bổ sung hệ thống chống rò điện, chống sét, gia tăng các giá để thành phẩm nguyên vật liệu; đặt biển báo; lắp đặt các thiết bị báo động bằng ánh sáng, màu sắc, tiếng động...

Có thể nói, 5 nội dung trong kế hoạch bảo hộ lao động là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát huy tốt công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Mọi người đều cần phải có ý thức chấp hành luật pháp để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động và đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như góp phần ổn định và phát triển xã hội.

Xem thêm: Làm sao để sử dụng dụng cụ lao động an toàn

Từ khóa: nội dung bảo hộ lao động, bao ho lao dong, bảo hộ lao động

No comments

Powered by Blogger.